Chưa bao giờ ở Đà Nẵng có nhiều dự án bất động sản mở bán như bây giờ
Việt Nam khởi đầu năm 2016 với tốc độ tăng trưởng GDP thực 5,46% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 6,03% được ghi nhận vào Quý 1/2015. Mức tăng trưởng GDP không được như kỳ vọng một phần do sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn trên thế giới, như Nhật Bản, Trung Quốc và khối EU. Bên cạnh đó, một phần cũng do sự bất ổn định của các thị trường tài chính/tiền tệ trên thế giới, như một vài nước đang gặp rủi ro về lãi suất âm hoặc một vài thị trường chứng khoán bị gián đoạn nhiều hơn một lần trong quý vừa rồi. Trong điều kiện như vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình của Việt Nam tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện một môi trường kinh tế kém lạc quan hơn. CPI tăng cao một phần vì tác động của việc tăng giá hàng hóa trong dịp Tết. Tuy vậy, lãi suất cơ bản và lãi suất cho vay vẫn ổn định so với quý trước.
Giá dầu thô thế giới bắt đầu tăng trong những ngày cuối tháng 3, đạt hơn 38 USD/thùng, tăng 25% so với giá tháng 2. Mặc dù giá dầu thô quốc tế vẫn còn rất thấp so với giá đỉnh điểm năm 2014, việc tăng giá dầu vẫn gửi những tín hiệu tích cực đến thị trường. Bên cạnh giá dầu thô tăng, thị trường chứng khoán cũng có những dấu hiệu đáng mừng khi đạt 561 điểm vào ngày giao dịch cuối cùng trong Tháng 3. Dự đoán thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những dấu hiệu tích cực một năm trở lại trong năm 2016 này.
Đối với thị trường bất động sản, các hoạt động diễn ra sôi nổi ở hầu hết các mảng thị trường ở Việt Nam., FDI cam kết vào Việt Nam trong Quý 1 đạt hơn 4 tỷ USD, trong số đó có 6% cam kết vào thị trường bất động sản từ 11 dự án mới đăng ký với 239,8 triệu USD. Các thương vụ mua bán sáp nhập đáng chú ý trong Quý 1/2016 được ghi nhận từ thị trường nhà ở (TNR Holding mua lại TNR Tower từ Vingroup với giá 110 triệu USD, hay Keppel Land mua một phần của dự án Empire City từ Empire City Ltd. tại TP.HCM), thị trường khách sạn nghỉ dưỡng (Hyatt và Thaigroup mua một khách sạn trị giá 165 triệu USD tại Hà Nội) đến thị trường khu công nghiệp (Herberton, Samsung tăng vốn ở các xí nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp) và các mảng thị trường khác. Trong năm 2016, các giao dịch mua bán sáp nhập được dự đoán sẽ diễn ra sôi nổi hơn và thị trường sẽ chào đón thêm nhiều chủ đầu tư khác, và có thể sẽ đạt một tầm cao mới trong năm nay.
Kinh tế Đà Nẵng
Trong Q1/2016, Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng GDP tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước là 5,5%, tuy nhiên thấp hơn so với năm 2015 (9,8%) và 2014 (9,3%). Tương tự năm 2015, tỷ trọng dịch vụ và sản suất chiếm lần lượt là 64% và 33% trong tổng GDP của thành phố, đóng góp nhiều nhất trong sự tăng trưởng của quý vừa rồi. Về chỉ số giá tiêu dùng, thành phố ghi nhận trong quý 1 2016 chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,88%, cao hơn mức thấp kỉ lục vào năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng dự kiến sẽ tăng trong tương lai, chủ yếu là từ nhóm ngành vận chuyển, do giá xăng tăng. Giá tiêu dùng tăng nhẹ là tín hiệu tiêu dùng tốt của thành phố. Trong bốn tháng đầu năm 2016, bán lẻ và dịch vụ đạt 21.000 tỷ VND, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
So với những thành phố đang phát triển ở Việt Nam, Đà Nẵng có mức giảm FDI qua các năm, mặc dù thành phố luôn có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao nhất. Giải thích cho việc giảm FDI này là do Đà Nẵng thường từ chối những dự án FDI có thể gây hại đến môi trường. Điển hình, năm 2015, thành phố đã từ chối thực hiện 2 dự án may dệt/nhuộm từ công ty Đài Loan và công ty Hàn Quốc. Mặc dù vốn FDI thu hút chấm, Đà Nẵng vẫn giữ lại một số dự án quan trọng như dự án Đa Phước ( 250 triệu USD), dự án khu nhà phố hỗn hợp gần Đài tưởng niệm thành phố ( 200 triệu USD). Đáng chú ý, những dự án FDI này là từ nhà đầu tư Hàn Quốc, nhà đầu tư lớn nhất của thành phố, nhờ có Hiệp ước Thương Mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Mức đầu tư từ Hàn Quốc được dự kiến sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong tương lai.
Trong tương lai, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển những dự án công nghệ/giáo dục/ khoa học. Cùng với sự phát triển nhanh cơ sở vật chất, Đà Nẵng được định hướng trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại của miền Trung Việt Nam và cũng là một thành phố sự kiện của Việt Nam và những khu vực xung quanh.
Thị trường nhà ở nghỉ dưỡng bán
Thị trường căn hộ khách sạn trong nửa đầu năm 2016 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về nguồn cung với 2.436 căn từ sáu dự án, trong đó 89% là các căn hộ cao cấp từ dự án Vinpearl Riverfront Condotel Da Nang, Ariyana Beach Resort & Suite Da Nang, Alphanam Luxury Apartment, Ocean Suite (Khu B). Tổng nguồn cung căn hộ khách sạn tăng lên 3.084 căn, trong đó phân khúc cao cấp chiếm tỷ trọng cao nhất 76%, tiếp theo là phân khúc trung cấp (16%) và phân khúc hạng sang (9%). Vào đầu Quý 3/2016, hai dự án mới sẽ được chào bán: Tourane Condotel và Condotel Central Coast Đà Nẵng, tăng thêm 800 căn cho thị trường căn hộ khách sạn.
Do ảnh hưởng từ nguồn cung mới, so với Quý 4/2015, giá bán trung bình của các dự án ở phân khúc cao cấp giảm 4,8% và các dự án ở phân khúc trung cấp tăng nhẹ ở mức 0,4% trong khi giá của các dự án hạng sang không thay đổi. Các nhà đầu tư đưa ra các chương trình giảm giá nhỏ cho các khách mua sớm từ 3% đến 5%.
Về tốc độ bán, tính tới cuối tháng 5/2016, CBRE ghi nhận những dự án được chào bán từ đầu năm đạt tỷ lệ bán trung bình 63%, trong khi những dự án mới chào bán trong tháng năm tỷ lệ bán vẫn còn thấp. Khách mua từ Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc thống trị thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng. Nhóm khách này chiếm khoảng 75% - 85% trong số các giao dịch thành công và phần lớn yêu cầu tham gia chương trình cam kết cho thuê.
Về nguồn cung tương lai, dự kiến 6 tháng cuối năm thị trường sẽ đón nhận thêm 1.629 căn từ 6 dự án, hầu hết là ở phân khúc trung cấp.
Đối với thị trường biệt thự nghỉ dưỡng, không có nguồn cung mới được ghi nhận trong quý này. Tổng nguồn cung thị trường giữ nguyên với 788 căn từ 14 dự án. Vào đầu Quý 3/2016, thị trường sẽ chào đón 16 căn biệt thự mới từ dự án Nam An Residence giai đoạn II.
Tỉ lệ bán trung bình của thị trường biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang và cao cấp trong Quý 1 tăng lần lượt 5,9% và 9,4% so với Quý 4/2015. Tương tự, nhiều giao dịch thành công đã giúp tăng tỉ lệ bán của phân khúc trung cấp 1,2% so với quý trước. Các giao dịch thành công phần lớn được thực hiện tại các dự án như Furama Pool Villas, Premier Village Da Nang, Naman Residence, The Point and Vinpearl Resort & Villas Da Nang 2. Các dự án với cam kết lợi nhuận từ chương trình cam kết cho thuê sẽ hấp dẫn hơn đối với những khách mua tiềm năng vì khoảng lợi nhuận đến từ chương trình cam kết cho thuê. Theo ông Marc Townsend, tổng giám đốc CBRE Việt Nam: “Về tổng thể, cả thị trường căn hộ khách sạn và thị trường biệt thự nghỉ dưỡng đều bán cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016, đặc biệt là tăng trưởng trong tỉ lệ bán từ những dự án mới được chào bán. Đặc biệt, các dự án nghỉ dưỡng được quản lý bởi các nhà quản lý nổi tiếng và có chương trình cam kết lợi nhuân cố định hằng năm đang cho thấy sức hút với người mua để đầu tư.”
Giá chào bán trung bình của thị trường không có gì thay đổi vào quý này. Giá chào bán trung bình được kỳ vọng sẽ ở mức ổn định tại hầu hết các dự án trong quý tới. Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đưa ra những ưu đãi nhằm khuyến khích thanh toán nhanh. Giá chào bán của thị trường biệt thự nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng giao động từ 250.000 USD đến 2.000.000 USD, trong đó các căn có giá từ 500.000 USD đến 900.000 USD chiếm 57%, tiếp theo là những căn có giá từ 900.000 USD đến 1.000.000 USD (23%) và đắt hơn với giá 1.500.000 USD mỗi căn (14%).
Căn hộ bán
Năm 2016 khởi đầu với tổng số lượng căn hộ tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm, thị trường căn hộ bán truyền thống đón nhận gần 1000 căn hộ mới chào bán, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhiều nhất là những dự án trung cấp và bình dân, chiếm khoảng 78,9% tổng nguồn cung.Trong quý đầu tiên năm 2016, có 936 căn hộ bình dân từ dự án Mường Thanh Sơn Trà Đà Nẵng được chào bán ra thị trường. Về vị trí, hầu hết các dự án căn hộ để bán tập trung nhiều nhất ở khu vực trung tâm thành phố (1.103 căn) chiếm tỷ trọng lớn nhất (34,6%), theo sau la khu vực dọc biển (33,2%) và khu vực gần trung tâm (32,2%).
Giá chào bán của phân khúc cao cấp không đổi, vẫn giữ ở mức 1.623 USD/m2. Giá chào bán trung bình ở phân khúc trung cấp là 826 USD/m2, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán trung bình ở phân khúc bình dân là 656 USD/m2, giảm 7,7% vo với cùng kì năm trước vì có thêm dự án Mường Thanh Sơn Trà Đà Nẵng chào bán (giá trung bình từ 600-700 USD/m2).
Tính đến năm tháng đầu năm 2016, CBRE ghi nhận khoảng gần 1.000 giao dịch bán ở thị trường căn hộ bán, tăng mạnh 74,6% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc bình dân ghi nhận số lượng căn bán nhiều nhất (chiếm 45,8%), tiếp theo là phân phúc trung cấp (36,3%) và cao cấp (17,9%). Phân khúc bình dân có tỷ lệ bán cao dó giao dịch thành công nhiều tại dự án Mường Thanh Sơn Trà Đà Nẵng, do đó tỷ lệ bán trung bình ở phân khúc này tăng từ 63,5% trong năm 2015 lên 87,6% trong quý khảo sát. Tỷ lệ bán ở phân khúc trung cấp tăng từ 78,8% trong năm 2015 lên 82,6% trong quý khảo sát nhờ số lượng căn bán cao ở toà nhà Harmony, Đà Nẵng Plaza, F.Home và the Monarchy. Trong khi đa số (60%) khách hàng Đà Nẵng chọn mua căn hộ trong trung tâm thành phố thì phần lớn khách hàng từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và những thành phố khác ở Việt Nam chọn mua những căn hộ ven biển.
Ông Marc Townsend nhận định: “Giá chào bán dự đoán vẫn ổn định ở hầu hết các dự án trong quý tiếp theo. Chủ đầu tư tiếp tục đưa ra những chương trình khuyến mãi để đẩy nhanh quá trình thanh toán. Đáng chú ý, Luật Nhà Đất có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 sẽ tạo cơ hội cho những nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam. Theo luật mới, người nước ngoài được phép vào Việt Nam có thể sở hữu căn hộ, cho thuê, cầm cố, góp vốn, tặng quà, thừa kế, trao đổi, v.v. Như CBRE quan sát, số lượng giao dịch thành công ở những nhà đầu tư nước ngoài không tăng đáng kể do nhu cầu cần làm rõ về những vấn đề pháp lý, tuy nhiên những nhà đầu tư nước ngoài vẫn có một sự quan tâm rõ rệt về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.”
Thị trường Khách sạn
Trong 5 tháng đầu năm, Đà Nẵng có tổng cộng 1.471 phòng từ một khách sạn 5 sao, bốn khách sạn 4 sao và sáu khách sạn 3 sao, làm tăng tổng nguồn cung phòng khách sạn lên 11.275 phòng, trong đó phân khúc khách sạn 3 sao chiếm tỷ lệ cao nhất là 41%.
Theo sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, trong Q1 2016, thành phố chào đón 1.040.169 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm 35%. So với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế tăng 15%, khách trong nước tăng 20%. Chính quyền Thành Phố Đà Nẵng gần đây công bố sẽ hợp tác với những hãng hàng không để nâng cấp những chuyến bay thuê thành những chuyến bay thương mại đến thành phố. Ngày 25/5/2016, hãng hàng không Bangkok Airways đã khai trương đường bay mới giữa Đà Nẵng và Bangkok, góp phần tăng đường bay quốc tế thành 25 đường bay, bao gồm 11 chuyến bay thẳng thường xuyên và 14 chuyến bay thuê. Sự nâng cấp này dự kiến sẽ thu hút thêm lượng khách du lịch lớn đến Đà Nẵng.
Trong Q1 2016, giá phòng trung bình của khách sạn 5 sao và 4 sao lần lượt là 173,04 USD/phòng /đêm và 58,73 USD/phòng/đêm. So với cùng kỳ năm trước, giá phòng trung bình tăng 12% cho phân khúc khách sạn 5 sao và 5% ở phân khúc khách sạn 4 sao. Về công suất phòng, khối khách sạn 5 sao đạt mức 63.3% và 4 sao là 50%, tăng tương ứng 3,9 điểm phần trăm và 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Để chào đón sự kiện APEC 2017, hoạt động xây dựng ở những khách sạn có thương hiệu quốc tế đã được đẩy mạnh. Đáng chú ý, thị trường sẽ chào đón những thương hiệu khách sạn quốc tế là Sheraton, Marriot và Hilton.
Gần đây, những khách sạn mới đã bắt đầu mở rộng ra khu vực ven biển. Xu hướng phát triển những dự án mới ven biển được dự đoán sẽ tăng mạnh trong tương lai. Từ 2016 đến 2018, thị trường sẽ có khoảng hơn 3.000 phòng mới ở tất cả các phân khúc từ 16 dự án đang được xây dựng.Trong đó, trên 90% sẽ là những dự án ven biển.
Nguồn: CBRE
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét